Bữa giờ, tôi đã chia sẻ khá nhiều về phong trào biểu tình #BlackLivesMatter đang trở thành tâm điểm của nước Mỹ và có thể là của thế giới. Đại dịch Covid-19 chưa xong, nay nước Mỹ lại phải đối mặt với một sự kiện chính trị có thể nói là cột mốc quan trọng trong lịch sử hiện đại của nước Mỹ, từ sau cuộc biểu tình sắc tộc của mục sư Martin Luther King ở Selma năm 1965 và của cộng đồng LGBT tại Stonewall năm 1969. Năm 2020, năm bắt đầu của một thập kỷ mới, chắc chắn sẽ đi vào lịch sử của thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng.
Sự ra đi của George Floyd liệu có phải là một "giọt nước tràn ly" hay một cú đẩy cực mạnh là sụp đổ bức tường vô hình vốn đã tồn tại từ lâu và đang chịu một lúc nén quá lớn của thời gian.
Trong bất kỳ một sự kiện chính trị nào sẽ luôn có những luồng ý kiến trái chiều song hành. Đã có những có những tranh luận, tranh cãi từ văn minh cho đến văng tục, giữa hai hashtag #BlackLivesMatter và #AllLivesMatter và nên hay nên đưa vấn đề sắc tộc vào cuộc đấu tranh, thay vì chỉ đơn thuần là phản đối cái chết không ngờ của George Floyd vì "sơ suất" của vài người cảnh sát. Nhưng ý kiến tranh cãi gay gắt nhất là lên án việc đập phá, cướp bóc (looting) đang diễn ra khắp nơi trên nước Mỹ và nhiều người cho rằng phần lớn đều là người da đen và họ đang lợi dụng cơ hội đó để làm những việc này và vì hành động đó, họ xứng đáng bị đối xử như thế.
Suy nghĩ đó, một cách khách quan, là có căn cứ dựa trên những nội dung đang được chia sẻ khắp nơi. Không một ai ủng hộ những hành động phá hoại đó. Tuy nhiên, nó có phản ánh đúng bản chất vấn đề hay không lại là một câu chuyện khác.
Đối với những vấn đề mang tính chất nhạy cảm liên quan đến chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính, việc đánh giá sự việc, sự kiện dựa trên những nội dung (từ chính thống đến không chính thống) đang tràn ngập trên mạng xã hội, rất dễ khiến chúng ta có cái nhìn không đầy đủ về nó. Đó là chưa kể khái niệm "chính thống" trong truyền thông đã ít nhiều đi qua vài màng lọc và có thể được định hướng theo mục đích của chủ biên. Vì vậy, để có thể hiểu vấn đề một cách trọn vẹn hơn thì quả là một điều không đơn giản, thậm chí là một qúa trình mất khá nhiều thời gian.
Dựa trên kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm nghề (với vai trò là strategic planning) cùng với sự hiếu kỳ, tò mò, rảnh rỗi và cả "lắm chuyện" trong các lĩnh vực liên quan đến văn hoá xã hội, tôi xin mạn phép chia sẻ vài điều như sau.
Để nhìn ra bản chất vấn đề, mình cần đặt những câu hỏi:
1. Có phải tất cả những người đang đập phá, cướp bóc đó là người da đen?
2. Nếu phần lớn là người da đen, thì những người đó có đại diện cho những người đang đi biểu tình ôn hoà vì mục đính chính đáng không?
3. Những thành phần đập phá cướp bóc đó (bao gồm cả người da đen, da trắng, da vàng , da màu khác), trước khi có biểu tình thì cuộc sống của họ thế nào? Họ thuộc nhóm nào trong xã hội? Nhóm đó có tồn tại như một phần của bất kỳ hình thái xã hội này không? Hay vì cái biểu tình này mà họ mới hình thành?
4. Và trong nhóm đó, nếu phần lớn là người da đen thì lý do vì sao họ lại chọn cuộc sống đập phá, cướp bóc? Đó là bản chất của họ hay là hệ quả của quá trình bị ảnh hưởng về tâm lý qua các thế hệ và chịu những thiệt thòi trong cơ cấu xã hội và quá trình thực thi pháp luật?.
Biểu tình ôn hoà và bạo động gần như luôn song hành cùng nhau, đặc biệt là trong một kết cấu xã hội có quá nhiều sự đấu tranh đang diễn ra âm thầm mỗi ngày giữa các sắc tộc, giới tính, tôn giáo, cộng thêm những bất ổn tâm lý của thời đại. Đó giống như là cách đấu tranh của nhóm thiên thần và quỷ dữ, nếu ví von một cách tượng hình. Vậy thì liệu chúng ta có nên nhìn vào những gì quỷ dữ đang làm mà đánh giá nỗ lực của các thiên thần?.
Nguồn hình: https://tribeza.com/black-lives-matter-protests-austin-photos/ & https://wwd.com/fashion-news/fashion-scoops/looting-of-luxury-retail-begins-in-l-a-amid-george-floyd-protests-1203644223/
Chưa tính đến việc có được câu trả lời cho từng câu hỏi, việc đặt ra những câu hỏi như thế sẽ hạn chế việc mình đưa ra những nhận định mang tính thành kiến - cái dễ dẫn đến tranh cãi không hồi kết trong các vấn đề nhạy cảm.
Khi đã có câu hỏi, thì sẽ đến quá trình tìm kiếm câu trả lời. Gọi là quá trình vì để có câu trả lời đầy đủ thì việc cần làm đầu tiên sẽ là tìm hiểu, xâu chuỗi thông tin để từ đó lần tìm ra được bản chất của vấn đề.
Trong quá trình đó, điều quan trọng nhất là phải gạt bỏ những thành kiến hay định kiến có sẵn để tránh bị bias khi kết nối thông tin hoặc đưa ra kết luận dựa trên thông tin đó. Và để hạn chế việc bias đó, chúng ta lại tiếp tục những câu hỏi bổ trợ cho thông tin đang có.
Ví dụ như:
1. Có những nội dung thể hiện người cướp bóc đập phá có cả da trắng và châu Á và nếu sự thật là phần lớn là người da đen, thì hành vi đập phá cướp bóc có đại diện cho cả một sắc tộc không?
2. Nếu không có bằng chứng những người đập phá đại diện cho những người biểu tình ôn hoà thì nên chăng tách biệt hai nhóm đó ra? Và việc phá hoại đó có thay đổi bản chất của cuộc biểu tình hay không? Nghĩa là mình có đang nhìn vào hành động của nhóm này để đánh giá lên nhóm còn lại không? Số lượng người bên mỗi nhóm là bao nhiêu? Nhóm ôn hoà hay nhóm đập phá nhiều hơn? Nhóm nào sẽ là mẫu đại diện?
3. Nếu nhóm người đập phá, cướp bóc đó là thành phần tất yếu của bất kỳ một hình thái xã hội nào, thì điều gì tạo cho họ cơ hội để thực hiện điều đó (reasons to act/believe)? Nhóm đó sẽ đại diện cho cả sắc tộc hay đại diện cho kết cấu xã hội hay thể chế chính trị hay hệ thống hành pháp?
4. Nếu phần lớn đều là người da đen, thì điều gì dẫn đến tình trạng này? Vai trò của họ trong lịch sử hình thành của nước Mỹ? Quá trình đấu tranh diễn ra như thế nào? Quá trình đó hình thành tâm lý, hành vi đặc trưng gì, khác biệt ra sao với các sắc tộc khác? Quá trình thực thi pháp luật và bảo vệ những thành quả đấu tranh đó diễn ra như thế nào (cần phân biệt giữa việc luật ban hành và thực thi luật khác nhau).
Mục sư Martin Luther King trong cuộc tuần hành từ Selma đến Montgomery 1965
Đọc xong thấy căng não ha!
Thế nên phần lớn người ta sẽ bỏ qua hẳn việc này mà đi đến kết luận dựa trên những sự việc đang diễn ra, mà kết luận dựa trên bề mặt của sự việc sẽ có nhiều hướng diễn dịch khác nhau dựa trên những định kiến, thành kiến sẵn có của mình. Đó là lý do dẫn đến những cuộc tranh luận không hồi kết.
Chúng ta chỉ tìm ra được giải pháp khi nhìn ra được bản chất thật sự của vấn đề, tìm ra điểm chung của sự khác biệt để từ đó đưa ra phương pháp thực hành. Thật ra việc đưa ra nhận định dựa trên bề mặt cũng không có gì là sai, nếu đó là những vấn đề chẳng quá to tát trong cuộc sống. Nhưng phải nhận thức được điều đó tồn tại trong mỗi chúng ta để tránh đưa ra những phát ngôn không phù hợp trong những trường hợp nhạy cảm.
Cách đây vài ngày, tôi đã rất ngạc nhiên trước bài viết của một người đã từng nhận được học bổng của một đại học danh tiếng, học ở nhóm trường Ivy League và làm vị trí cao cho những công ty lớn. Một bài viết mắc rất nhiều lỗi lập luận. Trước phản ứng của cư dân mạng, người viết ngày hôm sau đã đăng đàn xin lỗi về sự “thiếu sót” của mình.
Tuy nhiên, từ sự việc đó, tôi càng khẳng định rằng việc hình thành và phát triển tư duy phản biện (critical thinking) có thể là một phần tách biệt hẳn giữa kiến thức, trình độ và địa vị xã hội. Như trong cuốn "The Black Swan" của Nicholas Nassim Taleb, có đoạn:
“I was “almost” right”
Tetlock studied the business of the political and economic “experts”. He asked various specialists to judge the likelihood of a number of political, economic, military events occurring within a specified time frame (about five years ahead). The outcomes represented the total number of around 27,000 predictions, involving close to 300 specialists. Economists represented around a quarter of his sample. The study revealed the experts’ error rates were clearly many times what they had estimated. He study exposed an expert problem: there was no difference in results whether one had a PhD or an undergraduate degree. Well-published professors had no advantage over journalists. The only regularity Tetlock found was the negative effect on reputation on prediction: Those who had a big reputation were worse predictors that those who had none.
But Tetlock’s focus was not so much to show the real competence of experts (although the study was quite convincing with respect to that) as to investigate why the experts did not realize that they were not so good at their own business, in other words, how they spun their stories. There seemed to be a logic to such incompetence, mostly in the form of belief defense, or the protection of self-esteem.”
Vậy nên tôi chợt nhận ra, sự ngạc nhiên của mình có thể là vấn đề của chính bản thân khi giả định (assumption) rằng những người có trình độ, có địa vị sẽ thông tuệ hơn những người khác.
Sau sự việc này, tôi cần phải cẩn trọng hơn với những địa vị, danh xưng mỹ miều.
Xin được kết bài bằng một hình ảnh thật ý nghĩa của hai tượng đài: Bob Dylan và Muhammad Ali ngồi cùng nhau trong cuộc tranh đấu vì Hurricane Carter.
Nguồn hình: Pinterest
#BlackLivesMatter #GeorgeFloyd #opinion #socialissues #protest #Icantbreathe #ThisisAmerica #TheBlackSwan #NicholasNassimTaleb #iamhere
Credit: Bài viết của Duy Tran: https://www.facebook.com/jonathannguyen149
Comments