Tác phẩm “In The Rain” của Giangdraw
“Hạnh phúc” chắc là một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới bên cạnh tình dục (sex), nếu tổng hợp chung với những từ có ý nghĩa tương tự như “sống trọn vẹn” (live the fullest), “thiền” (meditation), “tịnh tâm” (mindfulness), “sống ý nghĩa” (live meaningfully) v.v.v…thì chắc là nằm trong nhóm đứng đầu.
Đó là chưa kể đến những cuốn sách bán chạy nhất liên quan đến chủ đề này, gọi chung là self-help books.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bây giờ người ta lại quan trọng hạnh phúc và những điều giúp người ta cảm nhận được hạnh phục hay hiểu đuợc ý nghĩa của hạnh phúc đến như vậy khi mà đời sống vật chất và những sản phẩm phục vụ cho đời sống tinh thần phát triển vượt bậc?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết cần tìm hiểu vài định nghĩa về hạnh phúc xem thế nào.
“Hạnh phúc là gì?” – 76 triệu kết quả tìm kiếm trên Google
1. “Hạnh phúc là cảm giác phúc lạc, an lạc trong tâm hồn và mãn nguyện với đời sống lâu dài – đó là điều mà tất cả chúng ta lúc nào cũng tìm kiếm. Thậm chí khi nếm được chút ít hạnh phúc thì ta sẽ muốn nó kéo dài mãi mãi.” – Theo Study Buddhism (1)
2. “Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.” – Theo Wikipedia Việt Nam (2)
3. “Hạnh phúc trước hết là một cảm giác, với nhiều cung độ khác nhau: hồ hởi, phấn khích, lâng lâng, vui vẻ, sung sướng… Có những hạnh phúc nho nhỏ như đói được ăn, và có những niềm hạnh phúc lớn lao sau bao tháng ngày chờ đợi như việc một em bé ra đời. Từ góc độ sinh học, cảm giác hạnh phúc là kết quả của việc bốn hóa chất phối hợp ăn ý với nhau: dopamine như một cánh tay xốc chúng ta bật dậy từ chiếc ghế lười biếng, endorphins khiến cái chân đau bước nhẹ nhàng hơn, oxytocin giúp ta đến gần bên những người yêu dấu với một cái ôm dịu dàng, và serotonin là cảm giác hạnh phúc khi người yêu dấu ấy nói rằng cái ôm này làm họ sung sướng biết bao. Ta như bay lên trong một khoảnh khắc an vui. Cuộc đời thật đẹp.” – Theo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (3)
“Happiness is” – 743 triệu kết qủa tìm kiếm trên Google
4. “The research suggests that happiness is a combination of how satisfied you are with your life (for example, finding meaning in your work) and how good you feel on a day-to-day basis. Both of these are relatively stable—that is, our life changes, and our mood fluctuates, but our general happiness is more genetically determined than anything else. The good news is, with consistent effort, this can be offset. Think of it like you think about weight: if you eat how you want to and are as active as you want to be, your body will settle at a certain weight. But if you eat less than you’d like or exercise more, your weight will adjust accordingly. If that new diet or exercise regimen becomes part of your everyday life, then you’ll stay at this new weight. If you go back to eating and exercising the way you used to, your weight will return to where it started. So it goes, too, with happiness.” – TheoHappify.com(4)
5. “Happiness is the state of feeling or showing pleasure or contentment” – Theo Oxford English Dictionary
6. “Happiness comes when you feel satisfied and fulfilled. Happiness is a feeling of contentment, that life is just as it should be” – Theo Happiness International Organization (5)
7. “True happiness comes from having a sense of inner peace and contentment, which in turn must be achieved by cultivating altruism, love and compassion, and by eliminating anger, selfishness and greed. Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.” – Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma (6)
8. “There is no way to Happiness. Happiness is the way” – Theo Đức Thích Nhật Hạnh.
Tổng kết lại,
“Hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện và bình yên đối với một sự vật, sự việc hoặc trong một khoảnh khắc nào đó như mình mong muốn trong cuộc đời này. Hạnh phúc không phải là điểm đến mà là hành trình với cảm nhận của bản thân trong từng hành động.”
Vẫn hơi khó hiểu nhỉ! Thử nói ngắn gọn lại và dân dã hơn xem sao.
“Hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi có được những gì mình mong muốn.”
Ví dụ,
Người nghèo khó thì hạnh phúc là có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Người đang bệnh thì hạnh phúc là được khoẻ mạnh trở lại.
Người đang yêu đương phương thì hạnh phúc là tình yêu được đáp lại.
Người đang muốn chồng thì hạnh phúc là có được người chồng như ý.
Người giàu thì hạnh phúc là có thêm nhiều tiền mỗi ngày, hoặc có thêm quyền, thêm tiếng.
Người thất nghiệp thì hạnh phúc là có được công việc như ý v.v.v…
Ở mỗi thời điểm, mong muốn trong cuộc đời của mỗi người sẽ khác và hạnh phúc từ đó cũng sẽ được diễn dịch theo cách tương ứng. Cùng với sự rút ngọn định nghĩa, sự mâu thuẫn từ đó bắt đầu.
Bắt đầu từ sự mâu thuẫn nội tại bởi “cái mình nghĩ mình muốn” và “cái thật sự mình cần”.
Ví dụ 1:
Người yêu đơn phương cảm thấy thật hạnh phúc khi người kia đáp lại tình cảm của mình nhưng sau một thời gian bên cạnh nhau thì kết thúc bằng một màn chia tay vật vã.
“Cái người đó muốn là tình yêu được đáp lại”
“Cái người đó thật sự cần là trân trọng cảm xúc đó, dành thời gian để hiểu bản thân mình là một người thế nào trong tình yêu và con người đó của mình có thật sự phù hợp với người mình đang có "cảm giác" yêu hay không?”.
Sẽ có người phản bác, nhưng nếu không thử thì làm sao biết, làm sao có kinh nghiệm. Hoặc cực đoan hơn, có những người phải đạt được điều mình muốn trước đã, để thoả mãn cái tôi, kết quả ra sao thì cũng không quan trọng lắm. Sự lựa chọn đó thể hiện rõ tình yêu được đặt sau cái tôi, nói đúng hơn là có được cảm giác thoả mãn cá nhân hơn là một câu chuyện tình yêu đúng nghĩa.
Cũng có người sẽ khuyên bạn rằng hãy từ bỏ tình cảm đó đi, mất thời gian, chả đi đến đâu, thậm chí có thể bảo bạn là mù quáng, là khờ dại.
Nhưng thật ra làm như thế cũng chả có tác dụng gì, vì rõ ràng khi đó bạn đang ở trạng thái cảm xúc điều khiển lý trí, thậm chí nó còn khiến cảm giác của bạn trở nên tệ hơn vì "càng muốn quên thì lại càng nhớ" - đó chính là sự trái khoấy của tâm trí con người.
Thế nên, điều bạn cần làm là hãy trân trọng tình cảm đó và đối diện một cách thẳng thắn với nó. Kiểu ok mình thích/yêu người ấy đó nhưng người ta lại chẳng có tí cảm xúc với mình.
Sau đó hãy dành thời gian để trả lời cho câu hỏi
"Mình sẽ là một người thế nào trong tình yêu? Những giá trị nền tảng mình muốn có trong một mối quan hệ là gì? Người ấy có chia sẻ chung những giá trí nền tảng đó không?".
Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì chúc mừng bạn, bạn đã nhìn thấy một mối quan hệ đó sẽ đi vào ngõ cụt vì khi những thứ đẹp đẽ qua đi, khi những thứ không đẹp đã, không mong đợi tìm đến, bạn sẽ không có tiếng nói chung và chuyện đổ vỡ chỉ là sớm muộn. Suy nghĩ đó sẽ giúp cho lý trí của bạn có cơ hội được lên tiếng hoặc thậm chí bạn bừng tỉnh nhận ra rằng "Ơ hay, đó chẳng phải là yêu!".
Nếu câu trả là CÓ, thì bạn vẫn cứ yêu thôi, sẽ có hy vọng (vì là cuộc đời mà, đâu ai biết được điều gì sẽ tới) nhưng một cách tự nhiên bạn sẽ không có nhiều kỳ vọng vì bạn đã nhìn ra được bản chất của vấn đề và tình cảm của bạn thật sự là gì, khi đó bạn sẽ cảm thấy mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều.
Tác phẩm “Do you hear me?” của Giangdraw
Càng ít kỳ vọng, bạn sẽ càng ít đau khổ.
Việc thay đổi trọng tâm vào bản thân thay vì mong đợi sự đáp lại của người kia sẽ giúp bạn cảm nhận được hạnh phúc thật sự là gì, ngay cả trong một tình yêu đơn phương.
Ví dụ 2:
Một người phụ nữ đã rất hạnh phúc khi có được người chồng như ý.
Nhưng trong cuộc hôn nhân đó (một cuộc hôn nhân tự nguyện, bỏ qua các yếu tố lợi ích), cô gái nhận ra rằng người chồng đó không như mình đã nghĩ. Người chồng không ngoại tình nhưng cơ bản là cô không thấy hạnh phúc trong mối quan hệ này - có người chọn ly hôn, có người chọn tiếp tục sống trong cuộc hôn nhân đó vì nhiều lý do.
Đó là câu chuyện của nhiều người bạn xung quan tôi - những cuộc hôn nhân đổ vỡ chỉ sau 1-2 năm, thậm chí 6 tháng dù đã trong giai đoạn hẹn hò 3 - 4 năm, có trường hợp 7 - 8 năm.
Lý do thì nhiều nhưng chung quy lại cũng là hai chữ "không hợp".
Người phụ nữ cũng mong muốn có được một người chồng như ý, nhưng không phải ai cũng dành thời gian để trả lời cho những câu hỏi:
"Hôn nhân với mình là gì? Mình sẽ là một người thế nào trong hôn nhân? Con người đó có phù hợp với "người chồng lý tưởng" này không hay "người chồng lý tưởng này" có thật sự "lý tưởng" như mình đã nghĩ không?".
Vì trong hôn nhân, người ta có thể trở thành một người rất khác khi đang hẹn hò.
Sẽ có người nói rằng, chưa bao giờ kết hôn thì làm sao trả lời những câu hỏi đó.
Thế thì việc bạn cần làm là dành thời gian để gặp gỡ những bậc tiền bối, từ đang hạnh phúc đến không hạnh phúc, từ mới cưới cho đến cả ly hôn, có thể bạn sẽ tìm ra câu trả lời của riêng mình qua những chia sẻ của họ.
Hoặc chí ít, bạn cũng sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và bài học đủ để có thể bỏ hai chữ "lý tưởng" ra khỏi tâm trí mình.
"Người chồng lý tưởng", "hôn nhân lý tưởng" sẽ là "người mà tôi muốn trải nghiệm cuộc sống hôn nhân với người đó".
Một bên là sự bị động, lệ thuộc về mặt tâm trí, một bên là sự chủ động trong việc lựa chọn và làm chủ cuộc đời của mình.
Ở vị trí nào, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc thật sự trong hôn nhân hơn? Tôi tin bạn đã có câu trả lời của mình.
Ví dụ 3:
Hạnh phúc của ba mẹ là có con trong cuộc đời này.
Hạnh phúc của ba mẹ là thấy con khoẻ mạnh
Hạnh phúc của ba mẹ là thấy con nên người/trở thành người tốt.
Hạnh phúc của ba mẹ là (muốn) thấy con được thành đạt.
Hạnh phúc của ba mẹ là (muốn) thấy con yên bề gia thất.
Hạnh phúc của ba mẹ là (muốn) có cháu ẵm bồng.
Ba mẹ chỉ (muốn) con được hạnh phúc.
Những câu trên, chắc hẳn chúng ta ai cũng đã ít nhiều được nghe từ ba mẹ. Đó là một niềm vui nhưng đôi khi cũng trở thành áp lực vô hình không hề nhỏ.
Vì sao?
Vì 3 cái "hạnh phúc" đầu tiên là quà tặng của Thượng Đế – là 3 cái “cần” cơ bản. Ba mẹ muốn thế, bạn cũng muốn thế. Cái sự "muốn" chung đó thể hiện sự quan tâm và yêu thương nền tảng cho mối quan hệ gia đình.
4 cái hạnh phúc tiếp theo, dù là có chữ “muốn” xuất hiện hay được ngầm hiểu. Nhưng cái "muốn" chung đó không còn nữa. Định nghĩa về thành đạt, về tình yêu, về hôn nhân, về sự lựa chon và cả về hạnh phúc giữa ba mẹ và con cái có thể sẽ khác nhau. Và chính sự khác nhau đó tạo nên điều mâu thuẫn, mâu thuẫn tạo nên áp lực, áp lực làm căng sợi dây liên kết và dẫn đến đứt gãy thế hệ.
Đứng ở vị trí của ba mẹ, trọng tâm ban đầu từ việc hạnh phúc với những cái "cái muốn" chung với con cái dần chuyển sáng những điều mình "muốn thấy" theo mong muốn của riêng mình.
Vậy thì thế nào là một gia đình hạnh phúc thật sự? "Một gia đình có nhiều cái "muốn" chung và cùng nhau gìn giữ những cái chung đó!"
Ví dụ 4:
Nhiều người vẫn hay nói đùa: “Thà khóc trong chiếc xe Mercedez còn hơn cười trên chiếc xe đạp”.
Vì người ta tin rằng “Khóc trong chiếc sẽ Mer” chắc sẽ hạnh phúc hơn là “Cười trên chiếc xe đạp”.
Hạnh phúc ở đây được hiểu là sự đầy đủ hơn về mặt vật chất đối với người mong muốn có được cuộc sống vật chất tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Vì họ tin rằng vật chất sẽ quyết định tinh thần.
Nhưng cũng có những người thành công, nổi tiếng, giàu có và cả những cuốn sách self-help nổi tiếng bảo rằng hạnh phúc là khi biết dành thời gian cho những người mình yêu thương.
Vậy thì họ, một cách gián tiếp đã đồng ý với vế “Cười trên chiếc xe đạp”.
Cũng có người không nhiều tiền, không nổi tiếng thì lại bảo “Hạnh phúc là biết buông bỏ tất cả, tìm đến chánh niệm nơi nhà Phật” - những sư thầy, sư cô, đức cha, linh mục.
Chúng ta kính cẩn nghiêng mình mỗi khi gặp họ.
Chúng ta lắng nghe chăm chú từng lời thuyết giảng, trong đó có hạnh phúc là gì.
Và rồi chúng ta bước ra với hạnh phúc được diễn dịch theo cách của riêng mình, có khi vẫn tiếp tục sống và làm trái lại với những gì mà những bậc cao nhân đã chia sẻ.
Tại sao lại như thế?
Vì sự mâu thuẫn của chúng ta trong cách diễn giải định nghĩa của hạnh phúc. Từ đó dẫn đến việc mâu thuẫn trong sự lựa chọn và quyết định mưu cầu hạnh phúc.
Nhưng cũng giống như một ngôi nhà (đại diện cho nhân dáng của một con người), khi cái nền không chắc (sự thấu hiểu những giá trị của bản thân) thì mọi sự trang hoàng bên ngoài chỉ tạo thêm áp lực lên trên cái nền, trang hoàng càng nhiều nền sẽ càng yếu, đến khi chao đảo thì người ta bắt đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi “Hạnh phúc thật sự là gì?”
Đây có thể là câu trả lời đơn giản nhất cho câu hỏi đặt ra ban đầu.
Đi qua các ví dụ, chúng ta có thể nhìn thấy một điểm chung về hạnh phúc.
Đó chính là cảm xúc xuất phát từ sự thấu hiểu của bản thân đối với sự vật, sự việc mà không chịu sự lệ thuộc vào nó. Đức Thích Nhất Hạnh có nói:
và
“Many people think of excitement as happiness. They are thinking of something of expecting something that they consider to be happiness. But when you are excited, you are not peaceful. True happiness is based on peace.”
Hiểu một cách tổng quát và tương đối đầy đủ thì sẽ là:
“TÔI, cảm thấy HẠNH PHÚC vì tôi được TỰ DO trong tâm trí, cảm nhận được SỰ BÌNH YÊN BÊN TRONG đối với mọi sự vật, sự việc, dù cho đó là niềm vui hay nỗi buồn, là được hay mất, thì TÔI vẫn cảm thấy HÀI LÒNG với những gì MÌNH ĐANG CÓ trên HÀNH TRÌNH của cuộc đời.”
Để kết thúc bài viết, xin được đưa ra một đoạn đối thoại vui giữa ba người phụ nữ như sau:
“Ôi hạnh phúc quá! Mới được bồ mua tặng cái nhẫn hột xoàn 6 ly! Coi nè coi nè!!!”
“Giờ ạ! Hình em mới post lên được 1k likes nè chị! Giờ em mới biết hạnh phúc là những điều thật đơn giản!”
“Còn chị, cuối cùng thì chị cũng đã chia tay được mối tình 3 năm chả đi tới đâu, đã đăng ký đi học vẽ tranh và sắp tới có thể xin nghỉ việc để làm hoạ sĩ”
Theo quý vị, thì ai là người cảm nhận được hạnh phúc thật sự?
* Nguồn tham khảo:
#happiness #humanbeing #societyissues #iamhere #opinions #letmotherspeak #sumauthuancualoainguoi #theparadoxofthehumanbeing #giangdraw
Credit:
Bài viết của Duy Tran: https://www.facebook.com/jonathannguyen149
Tác phẩm “In the rain” và “Do you hear me””của Giangdraw: https://www.facebook.com/dennisgiang
コメント