top of page
Writer's pictureiamhere

SỰ MÂU THUẪN CỦA LOÀI NGƯỜI: VĂN MINH

Updated: Jul 16, 2020


Tác phẩm “The” Face” của Giangdraw


Con người là loài động vật bậc cao nhất, là sản phẩm siêu việt của tạo hoá.


Trong giống loài bậc cao nhất, sẽ có những nhóm người bậc cao hơn, được chia ra làm 3 nhóm.

Nhóm thứ 1 là bậc cao về trí tuệ, là những thiên tài, vĩ nhân, người tiên phong, thủ lĩnh, người khai sáng, người dẫn dắt, làm thay đổi cục diện của thế giới, tư duy của nhân loại trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nhóm thứ 2 là bậc cao về tài chính, nói bình dân là giàu. Trong giàu thì phân ra giàu vừa, giàu thiệt, thiệt giàu và siêu giàu. Trong số đó có những người nhờ bậc cao trí tuệ mà thành bậc cao về tài chính, có người giàu nhờ tài kinh doanh giỏi giang xuất chúng, có người giàu nhờ may mắn, có người giàu nhờ phi pháp.

Nhóm thứ 3 là bậc cao về địa vị. Trong nhóm này sẽ bao gồm bậc cao về trí tuệ và tài chính, có người có cả hai, có người có một trong hai và có người không có cả hai nhưng nhờ vào nhiều yếu tố khác mà có được bậc cao địa vị.

Nói về định nghĩa văn minh, thì nhóm thứ 1 sẽ có sự đồng nhất cao nhất vì trí tuệ giúp họ hiểu đúng nghĩa văn minh. Sự văn minh hiểu một cách đơn giản là đối xử hợp tình, hợp thời đại. Họ dùng tư duy để đánh giá, phân tích tình huống, sự vật, sự việc để có thể đưa ra cách hành xử phù hợp, không bị sự chi phối của tài chính (tiền) và địa vị (quyền lực).

Nhóm thứ 2 và 3, về định nghĩa văn minh chắc chắn sẽ có sự mâu thuẫn vì có nhiều nhánh tẻ trong đó. Mâu thuẫn mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra giữa nhóm bậc cao trí tuệ với các nhóm còn lại vì cái nền khác nhau.


Tuy nhiên, vì văn minh là một trong những tiêu chí thể hiện sự cấp tiến của một xã hội, cả ba nhóm này hẳn nhiên thường xuyên dùng chữ “văn minh” trong các cuộc trò chuyện. Nhưng diễn dịch và hành động thế nào thì sẽ tuỳ thuộc vào tư duy của mỗi người.

Vì thế, bạn cũng đừng ngạc nhiên về chuyện khi người ta nói về văn minh nhưng hành xử không như thế. Việc phân nhóm và tẻ nhánh ở trên để giúp chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời mà không cần phải thắc mắc kiểu “Ủa, ngộ nghĩnh vậy!”.

Nhiều người đọc đến đây có thể sẽ thắc mắc vậy còn bậc trung với bậc thấp thì sao.

Hai bậc này sẽ xem bậc cao là hình mẫu hướng đến. Thế nên, họ chọn nhóm nào thì sẽ có tư duy của nhóm đó.

Giờ để suy nghĩ xem mình thuộc bậc nào, nhóm chi.

Hy vọng mai dậy có câu trả lời.



  • Credit:

1. Bài viết của Duy Tran: https://www.facebook.com/jonathannguyen149

2. Tác phẩm “The” Face” của Giangdraw: https://www.facebook.com/dennisgiang




55 views0 comments

Related Posts

See All

Comments


bottom of page